1. Dấu hiệu ắc quy xe điện trẻ em hư hỏng:
– Dấu hiệu đơn giản nhất để phát hiện ắc quy đã “chết” là bạn không thể mở đèn, xe không chạy được nữa.
– Dấu hiệu thứ 2 Đèn vẫn còn mở được nhưng khi đạp ga chạy thì đèn bị tối hoặc tắt hẳn, xe không chạy được.
– Dấu hiệu thứ 3, đó là hiện tượng tuy đã sạc (6-8 tiếng) vẫn bị 2 hiện tượng như trên.
2. Các nguyên nhân gây hư hỏng ắc-quy.
– Bộ sạc sai chuẩn thiết kế hoặc mất tác dụng điều tiết dòng điện nạp vào ắc quy có thể gây quá tải và làm phồng rộp bình dẫn tới ắc quy bị mất tác dụng tích trữ điện.
– Mô-tơ của xe bị mòn chổi than, do ngắn mạch hoặc hở mạch bên trong lõi hoặc cuộn dây làm tăng lực cản dẫn tới việc ắc-quy quá tải gây hư hỏng.
– Do đấu nối nhiều thiết bị như kèn, đèn làm quá tải.
– Do sạc và bảo dưỡng không đúng cách , hoặc để ắc-quy cạn điện lâu ngày.
3. Biện pháp khắc phục
Công việc đầu tiên để có thể khắc phục dấu hiệu tình trạng hư hỏng ắc quy đó là bạn phải xác định được nguyên nhân gây hỏng ắc quy. Một cách đơn giản và hiệu quả nhất đó là sử dụng một bình ắc quy mới lắp vào thay thế cho bình ắc quy cũ, sau đó xác định nguyên nhân gây hư hỏng ắc quy như sau:
– Nếu xe hoạt động bình thường thì do ắc quy cũ bị hỏng.
– Nếu như sau khi lắp mà vẫn không chạy được, kiểm tra toàn bộ dây điện & cầu chì xem có bị chạm đứt hư hỏng không.
– Trong trường hợp ắc quy và các thiết bị điện khác như đèn, còi, hoạt động bình thường nhưng xe không chạy nổi là do tiếp xúc kém tại các đầu cực của ắc quy. Thực hiện vệ sinh sạch 2 đầu cực ắc quy và nếu cần thì sạc lại để đảm bảo ắc quy đầy.
4. Cách tự thay thế bình điện (ắc quy) xe điện trẻ em.
Cách thay thế một ắc quy mới là khá đơn giản, các bạn chỉ cần tháo cực âm(-) ra trước sau đó tháo cực dương (+) và lắp lại bình mới theo chiều đấu dây ngược lại tức là nối cực dương (+) trước. Đặc biệt phải chọn bình ắc quy có các thông số điện áp bình, dung lượng Ah phù hợp với xe. Nếu bạn không chuyên về ắc quy thì nên chọn loại bình cùng loại với bình cũ và sạc đầy sau đó lắp lại.
lưu ý: Đối với một số ắc quy bán phổ biến trên thị trường dùng cho xe máy thường có điện áp dòng xã cao hơn so với khả năng chụi đựng của xe điện trẻ em nên nếu thay thế vào xe điện trẻ em sẽ đẫn đến hỏng các thiết bị điện trên xe điện trẻ em.
5.Tự bảo dưỡng bình điện (ắc quy) xe điện trẻ em
– Không lắp thêm các thiết bị điện khác trên xe như đèn, còi công suất lớn, đèn chớp, có thể dẫn tới việc ắc-quy bị quá tải gây giảm tuổi thọ hoặc hư hỏng.
– Nếu không sử dụng xe trong một thời gian dài cần bảo quản ắc-quy bằng cách để xe nơi khô ráo thoáng mát, trước khi cất giữ cần sạc điện no và cần nạp bổ sung mỗi tháng một lần cho ắc-quy.